Thiết kế app chuyên nghiệp 0938.136.444
×

Thách thức với doanh nghiệp việt trong và sau đại dịch Covid 19

2022-02-21 10:24:58

Trong 100 Doanh nghiệp Việt Nam có khoảng 87 doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid19 vừa qua, trong khi chỉ có 11 DN không bị ảnh hưởng và 2 doanh nghiệp  vẫn hoạt động bình thường. Chủ yếu là ngành công nghiệp chịu tác động nặng  nề nhất đặc biệt là dệt và may mặc, ô tô, bán lẻ và giáo dục. Dưới đây là 4 thách thức lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải đối mặt kể từ khi COVID-19 bắt đầu.

1. Doanh thu giảm đáng kể

 
   

Trong đợt bùng phát dịch COVID-19 vừa qua, cũng là đợt dịch khắc nghiệt và kéo dài nhất kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020, thị trường Việt Nam chứng kiến một số lượng lớn các doanh nghip phải đóng ca tm thi thm chí vĩnh vin; mt s khác tổn thất 50%-90% doanh thu của họ. Cụ thể hơn, so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu của ngành bán lẻ giảm khoảng 11%, doanh thu của ngành dịch vụ nhà hàng-khách sạn giảm 54% và doanh thu từ các ngành dịch vụ khác    giảm 43%. Từ những số liệu trên cho thấy COVID-19 rõ ràng đã tác động rất  tiêu  cực  đến  các  ngành  dịch  vụ  và  nhà  hàng-khách  sạn.

Có thể nói, một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn duy trì được hoạt động trong giai đoạn đại dịch phức tạp nhưng họ đã phải chấp nhận các chi phí tăng gấp đôi so với trước đây.

2. Chuỗi cung ứng bị gián đoạn
Việc phong tỏa ngăn chặn dịch với các hạn chế biên giới do chính phủ áp đặt đã ảnh hưởng mạnh đến việc tìm nguồn cung ứng và nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Lệnh khóa cửa và hạn chế đi lại khiến dịch vụ vận tải và hậu cần, "xương sống" của chuỗi cung ứng, bị tắc nghẽn và dễ đứt gãy hơn bao giờ hết. Theo đó, ước tính có 35,4% doanh nghiệp phải đóng cửa sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng trong phạm vi các tỉnh, thành phố.

3. Thiếu các công cụ quản lý kinh doanh

Quản lý vận hành cũng trở thành một trong các thách thức lớn cho doanh nghiệp sau COVID-19. Cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với việc thiếu các công cụ báo cáo dữ liệu để theo dõi tính minh bạch của dữ liệu và họ không thể đưa ra cái nhìn tổng thể cho các quy trình hiện tại giữa các bộ phận nội bộ cũng như hoạt động kinh doanh bên ngoài trong thời gian làm việc từ xa. Khi không có phần mềm quản lý thì việc hoạt động từ xa sẽ kém hiệu quả.

4. Thiếu các kênh truyền thông và kênh bán hàng trực tuyến

Trong và sau đại dịch COVID-19. Các quy định về  giãn cách xã hội, giới hạn đi lại trong nước & trong khu vực đã khiến người  tiêu dùng trên toàn quốc thay đổi hành vi mua sắm của họ sang hình thức trực tuyến. Theo báo cáo tại Việt Nam, tỷ lệ người mua sắm qua mạng tăng từ 77% năm 2019 lên 88% năm 2020. Con số này được ước tính sẽ cao hơn trong năm nay khi quốc gia hứng chịu đợt bùng phát đại dịch nghiêm trọng nhất.

Thông tin liên hệ:

  1. Địa chỉ: 220/1 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 8, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, Việt nam
  2. Tel: (0084) 2839977249  -  Fax: (0084) 2839977348
  3. Di động:
    (0084) 938136444 – Mr. Phong
  4. Email: info@engma.com.vn
  5. www.engma.com.vn
Aide entreprise