ERP là một phần quan trọng trong việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Vậy làm sao để triển khai ERP một cách chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả. Hãy cùng Engma xem chi tiết quy trình triển khai phần mềm ERP cho doanh nghiệp ngay tại bài viết này nhé.
Quy trình triển khai ERP chuẩn cho Doanh Nghiệp
1. Phân Tích Nhu Cầu & Văn Hoá Doanh Nghiệp
Phần mềm ERP – phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp, là cơ sở cốt lõi để doanh nghiệp hoạt động, là nơi cung cấp các thông tin để Ban Giám Đốc Công Ty xây dựng chiến lược kinh doanh và lấy những quyết định quan trọng. Do đó, quá trình xây dựng phần mềm ERP đòi hỏi đơn vị tư vấn lập trình ERP phải hiểu sâu về văn hoá cũng như nhu cầu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, từ đó xây dựng chiến lược khả thi trong việc vận dụng ERP.
2. Lựa Chọn Giải Pháp ERP
Hiện tại có rất nhiều giải pháp ERP đã áp dụng thành công trên nhiều quốc gia và nhiều kích cỡ của Doanh Nghiệp. Làm thế nào để lựa chọn được giải pháp ERP phù hợp cho Doanh Nghiệp bạn?
Trước khi lựa chọn doanh nghiệp cần nắm được các thông tin dưới đây:
- Chiến lược ngắn hạn/ trung hạn/ dài hạn là gì? Mắc xích nào trong quy trình vận hành của Doanh Nghiệp bạn là cần giải quyết trước tiên? Mắc xích nào là quan trọng nhất của Doanh Nghiệp bạn?
- Thấu hiểu quy trình quản lý và vận hành của các bộ phận được đặt trong tổng thể chung.
- So sánh giữa nhu cầu (trong ngắn, trung, dài hạn) và các tính năng hiện có của Giải Pháp ERP.
- Xem xét về Thời Gian & Ngân Sách dành cho triển khai, vận hành, bảo trì hệ thống.
- Từ các yếu tố trên, đưa ra Giải Pháp tối ưu cho Doanh Nghiệp.
3. Chuẩn Hóa Quy Trình
Mỗi Giải Pháp ERP đều dựa vào các Quy Trình Vận Hành Chuẩn tổng thể của các Doanh Nghiệp, nó được viết cho phù hợp nhất đối với các mô hình kinh doanh chuẩn. Do vậy, khi áp dụng vào Doanh Nghiệp riêng biệt, sẽ tồn tại “khoản cách” giữa Giải Pháp & Quy Trình Thực Tiển đang triển khai.
Việc Chuẩn Hoá – có thể thay đổi ở phía Quy Trình Thực Tiễn của Doanh Nghiệp – hoặc có thể chỉnh sửa đôi chút quy Trình của Giải Pháp ERP – và đôi khi phải thực hiện đồng thời ở cả hai- để tối ưu hoá các quy trình vận hành. Quá trình chuẩn hoá này đòi hỏi sự phối hợp giữa Doanh Nghiệp & đơn vị tư vấn lập trình ERP.
4. Chạy Thử Nghiệm
Trước khi đưa phần mềm ERP vào hoạt động chính thức, quá trình chạy thử nghiệm là không thể thiếu. Quá trình này giúp kiểm tra xem các tính năng có chạy đúng với các số liệu trước đó hay không. Các chỉnh sửa, bổ sung mới có phối hợp nhịp nhàng với các thành phần khác của hệ thống hay không.
Việc chạy thử cũng giúp doanh nghiệp đánh giá được tính tiện lợi và ổn định của hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu tối đa những rắc rối có thể phát sinh về sau.
5. Tiếp Nhận Cải Tiến ERP
Phần mềm ERP vốn không phải là một hệ thống tĩnh. Trong quá trình sử dụng, nếu cảm thấy không phù hợp, doanh nghiệp hoàn toàn có quyền tùy chỉnh, cải tiến để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vào thời điểm đó cũng như đáp ứng được những thay đổi của doanh nghiệp trong tương lai, phù hợp hơn với hệ thống chính sách và quy định của Nhà nước.
6. Đào tạo nhân viên
Lãnh đạo doanh nghiệp là người đưa ra quyết định nhưng người triển khai và đem đến thành công chính cho hệ thống phần mềm ERP chính là đội ngũ nhân viên. Chính vì vậy, quá trình đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho những người trực tiếp sử dụng phần mềm là điều cực kỳ quan trọng để hệ thống phần mềm ERP phát huy được tối đa hiệu quả của chúng.
Với những cách sử dụng phần mềm ERP đúng đắn, doanh nghiệp sẽ triển khai phần mềm hiệu quả hơn, đem đến thành công nhanh chóng cho doanh nghiệp sau khi triển khai.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 220/1 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 8, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, Việt nam
- Tel: (0084) 2839977249 - Fax: (0084) 2839977348
- Di động: (0084) 938136444 – Mr. Phong
- Email: info@engma.com.vn
- www.engma.com.vn