Thiết kế app chuyên nghiệp 0938.136.444
×

Những lĩnh vực IOT hot trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

2020-08-07 10:22:54

Nhằm hướng đến một thế giới hoàn toàn tự động. Theo (chinhphu.vn) Bộ chính trị vừa ban hành Nghị quyết về một số chủ trương, các chính sách chủ động tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Theo báo cáo của Gartner đến năm 2020 các thiết bị được kết nối đối với tất cả công nghệ sẽ đạt tới con số 20,6 tỷ.. Theo báo cáo của Cisco, IOT sẽ tạo ra 14,4 nghìn tỷ đô la giá trị trong tất cả các ngành trong thập kỷ tới. Chính xác IOT sẽ mang lại làn sóng lớn khó mà thấy trước được.

Làn sóng kết nối mới đang vượt ra ngoài khỏi máy tính xách tay, điện thoại thông minh, hướng tới hệ thống IOT, nhà thông minh, xe tự động lái kết nối, thiết bị đeo tay được kết nối tự động, đô thị thông minh, chăm sóc sức khỏe kết nối thông minh. Tất cả đều sẽ là một cuộc sống kết nối trong tương lai.

Dưới đây là các lĩnh vực IOT được mong chờ nhiều nhất và hàng loạt các công ty đang chuẩn bị để làm chúng ta ngạc nhiên với các thiết bị do chính họ sản xuất.

1. Trí tuệ nhân tạo (AI)

Ngày nay, hễ nhắc tới các thiết bị điện tử hay bất cứ thiết bị nào mọi người đều nhắc đến trí tuệ nhân tạo được tích hợp trên các thiết bị đó.

Trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết các vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự động thích nghi,…

Theo đà phát triển của công nghệ, ứng dụng AI sẽ là xu hướng công nghệ tương lai mà các hãng công nghệ trên toàn thế giới đua nhau sáng tạo, đó là nền tảng cốt lõi của cuộc cách mạng 4.0. Các hệ thống trí tuệ nhân tạo được dùng thường xuyên trong lĩnh vực kinh tế, y dược, các ngành kỹ thuật và quân sự, cũng như trong các phần mềm máy tính thông dụng trong gia đình và trò chơi điện tử.

Những lĩnh vực IOT hot trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

2. Hệ thống nhà thông minh

Smart Home hay còn gọi là nhà thông minh là hệ thống liên quan đến IOT có kết quả tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Với hệ thống nhà thông minh bạn có thể bật điều hòa trước khi về nhà, tắt đèn ngay cả khi đã rời khỏi nhà. Hay là mở khóa cửa cho bạn bè đến chơi, ở tạm thời ngay cả khi bạn không có ở nhà. Với hệ thống này sẽ mang đến cho mọi người cuộc sống tiện nghi, dễ dàng và ứng dụng thực tế hơn, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc.

3. Các thiết bị đeo tay thông minh

Thật tuyệt vời khi các thiết bị đeo tay được cài đặt các tính năng cảm biến, thu thập dữ liệu, thông tin người dùng. Những thiết bị đeo tay thông minh vừa ứng dụng được cho sức khỏe, thể dục mà còn cả giải trí…Điều kiện tiên quyết của công nghệ internet vạn vật cho các thiết bị đeo tay thông minh là phải có hiệu suất năng lượng cao, tiệu thụ năng lượng thấp và kích thước nhỏ, dễ sử dụng.

Đây hiện là lĩnh vực mà các nhà sáng chế tại Việt Nam đang học hỏi và tương lai sẽ tạo ra các sản phẩm “make by Vietnam”.

4. Ô tô được kết nối

Chiếc xe được kết nối là một phương tiện có khả năng tối ưu hóa hoạt động, bảo trì cũng như tạo nên sự thoải mái cho khách sử dụng cảm biến trên xe và kết nối internet.

Hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn cũng như một số công ty khởi nghiệp đang cố gắng phát triển các giải pháp xe hơi được kết nối. Các thương hiệu lớn như Tesla, BMW, Apple, Google cũng nỗ lực không ngừng mang đến cuộc cách mạng tiếp theo đối với ô tô. Một số công ty lớn của Việt Nam cũng sẽ hòa chung vào xu hướng ô tô được kết nối.

5. Hệ thống bán lẻ thông minh

Hệ thống IOT mang đến nhiều cơ hội cho các nhà bán lẻ dễ dàng kết nối với khách hàng, nâng cao các trải nghiệm tại cửa hàng. Điện thoại thông minh sẽ là cách tốt nhất để các nhà bán lẻ duy trì kết nối với người tiêu dùng ngay cả khi ra khỏi cửa hàng. Sự tương tác thông qua điện thoại thông minh và sử dụng công nghệ Beacon sẽ giúp các nhà bán lẻ phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Họ cũng có thể theo dõi đường đi của người tiêu dùng bên trong một cửa hàng và cải thiện cách bố trí cửa hàng, đặt các sản phẩm cao cấp ở khu vực có lưu lượng khách hàng tập trung cao.

Hệ thống bán lẻ thông minh

6. Chăm sóc sức khỏe cùng IOT

Các nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng IOT trong chăm sóc sức khỏe sẽ phát triển rất lớn trong những năm tới. Ứng dụng IOT trong chăm sóc sức khỏe nhằm mục đích trao quyền cho mọi người sống cuộc sống lành mạnh hơn bằng cách đeo các thiết bị được kết nối. Dữ liệu được thu thập sẽ giúp phân tích sức khỏe cá nhân của từng người, đưa ra các giải pháp, chiến lược phù hợp để phòng chống bệnh tật.

7. Ứng dụng hệ thống năng lượng thông minh

Lưới điện thông minh đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Các ý tưởng từ lưới điện thông minh sẽ thu thập dữ liệu theo kiểu tự động phân tích hành vi người dùng. Hoặc cung cấp điện cải thiện hiệu quả cũng như sử dụng điện một cách tiết kiệm.

Đối với hệ thống lưới điện thông minh sẽ phát hiện nhanh các nguồn điện bị mất thông qua bảng điều khiển năng lượng mặt trời, giúp hệ thống năng lượng được phân phối hợp lý.

8. Internet kết nối vạn vật công nghiệp (IIoT)

Internet kết nối vạn vật công nghiệp (IIoT) đang trao quyền cho kỹ thuật công nghiệp với các cảm biến, phần mềm và phân tích dữ liệu lớn nhằm tạo ra những cỗ máy tuyệt vời.

Những lĩnh vực IOT hot trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Đằng sau IIoT là các máy móc thông minh chính xác và nhất quán hơn hẳn con người trong việc giao tiếp thông qua dữ liệu. Và, những dữ liệu này sẽ giúp các công ty phát hiện và lọc ra sự thiếu hiệu quả và giải quyết nhanh các vấn đề sớm hơn.

Theo GE, năng suất công nghiệp cải tiến sẽ tạo ra 10 nghìn tỷ đến 15 nghìn tỷ GDP trên toàn thế giới trong 15 năm tới. Đây là hướng đi mà Việt Nam đang lựa chọn để phát triển.

9. IOT trong lĩnh vực nông nghiệp

Nông nghiệp thông minh là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của IoT. Nông dân đang sử dụng những thành tựu sâu sắc mang nhiều ý nghĩa từ dữ liệu để mang lại lợi tức đầu tư tốt hơn. Cảm nhận độ ẩm và chất dinh dưỡng của đất, kiểm soát việc sử dụng nước cho sự phát triển của cây và xác định phân bón tùy chỉnh là một số cách sử dụng đơn giản của IoT.

10. Công nghệ Nano

Đầu thế kỷ 21, con người đã chứng kiến cuộc cách mạng khoa học làm thay đổi diện mạo của thế giới tự nhiên, và đó chính là khoa học và công nghệ nano. Có thể nói, công nghệ nano đang tràn qua tất cả các lĩnh vực của khoa học công nghệ trong cuộc sống hiện nay.

Công nghệ nano là cốt lõi của mọi ngành công nghiệp tiên tiến, từ chip máy tính đến các thế hệ vật liệu nano mới giúp mang lại các siêu cường độ hoặc diện tích bề mặt nhiều hơn cho pin mặt trời…

Công nghệ Nano

11. IOT trong chăn nuôi

Sử dụng IOT để tăng hiệu quả, năng suất trong chăn nuôi. Sử dụng các ứng dụng IoT để thu thập dữ liệu về sức khỏe của gia súc và gia cầm, người chăn nuôi biết sớm về tình trạng bệnh tật của con vật để có thể rút ra giải pháp phòng chống và giúp ngăn chặn số lượng lớn gia súc bị bệnh. Với sự giúp đỡ của dữ liệu thu thập, người chăn nuôi có thể tăng sản lượng gia cầm và gia súc một cách bền vững.

10. Năng lượng dựa trên công nghệ

Thế kỷ 21, chúng ta sẽ ngày càng dựa vào năng lượng dựa trên công nghệ, với ưu điểm sẽ không chỉ sạch hơn, mà còn rẻ hơn và phong phú hơn. Năng lượng là một thành phần khổng lồ của đời sống kinh tế, chiếm khoảng 10% GDP toàn cầu.

12. Bộ gen

Sau hơn một thập kỷ và tiêu tốn mất vài tỷ đô la, các nhà khoa học đã lập bản đồ thành công bộ gen của con người. Ngày nay, Genomics là công nghệ tiến bộ nhanh nhất trong tất cả.

Genomics được coi là một ngành thực sự có triển vọng rất lớn, mở khóa những bí mật về cách thức hoạt động của máy móc sinh học. Hơn nữa, còn mở ra cánh cửa cho một loạt các liệu pháp mới, tìm cách tạo ra các sinh vật như tảo, có thể tạo ra các hợp chất quan trọng, như nhiên liệu để chạy xe của chúng ta.

13. Robotics

Robitics đang bước vào thời kỳ hoàng kim. Microsoft đang xây dựng một nền tảng lập trình tiêu chuẩn cho công nghệ. Các công ty như Willow Garage đang quảng bá một nền tảng nguồn mở. Chính phủ Hoa Kỳ đã tạo ra một Sáng kiến Robot quốc gia để thúc đẩy sự đổi mới lớn hơn.

Một điều mà robot không thể làm là tự mình đưa ra những đánh giá quan trọng, tuy nhiên khi AI đã mạnh mẽ trở thành hiện thực, robot có lẽ cũng sẽ làm được điều đó.

 Robotics

14. Giải pháp đô thị thông minh

Các tiêu chí để đánh giá một đô thị thông minh:

Kinh tế thông minh: gồm tinh thần khởi nghiệp, tính linh hoạt, sáng tạo, thích ứng với biến đổi thị trường, hội nhập quốc tế cao, chuyển đổi số cao,…

Môi trường thông minh: cung cấp mạng lưới cung cấp internet thông minh, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ môi trường, xử lý rác thải theo công nghệ thông minh, biến rác thành năng lượng..

Quản lý thông minh: chính là sự tham gia của người dân trong cac chính sách, dịch vụ công, dịch vụ xã hội, tính minh bạch, tâm nhìn.

Cơ động thông minh: Chính quyền điện tử với quyết sách thông minh, giám sát, dự báo ngập lụt và điều phối phương tiện giao thông tránh ùn tắc bằng hệ thống ITS (Intelligent Transportation Systems)

Cuộc sống thông minh: hệ thống giao thông an toàn, hữu hiệu, tiện lợi, truy xuất nguồn gốc thực phẩm nhanh chóng, tiện ích văn hóa - giáo dục - y tế, an toàn cá nhân, chất lượng nhà ở, sinh hoạt, kết nối chặt chẽ với cộng đồng.

Người dân thông minh: chất lượng thật của bằng cấp, khả năng tự học hỏi suốt đời của mỗi cá nhân, tính đa dạng về văn hóa và sắc tộc, tính sáng tạo, tính năng động của công dân, sự tham gia tích cực vào hoạt động cộng đồng.

Hãy tưởng tượng rằng trong thời đại mà IoT bùng nổ, thậm chí có thể điều khiển mọi đồ đạc trong nhà mình bằng các cử chỉ, ánh mắt, thậm chí suy nghĩ. Xe tự lái, bò nuôi trong chuồng không cần đến tận nơi kiểm tra mà cũng biết sức khỏe của nó, biết khi nào nó sẵn sàng cho sữa, cây cần nước sẽ tự tưới, ... Lúc ấy chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu những vấn đề phức tạp hơn. 

Thông tin liên hệ:

  1. Địa chỉ: 220/1 Nguyen Trong Tuyen Street, Ward 8, Phu Nhuan Dist., Hochiminh City, Vietnam
  2. Tel: (0084) 2839977249  -  Fax: (0084) 2839977348
  3. Di động:
    (0084) 938136444 – Mr. Phong
  4. Email: info@engma.com.vn
  5. www.engma.com.vn
Aide entreprise